Chuyển tới nội dung

Cơ hội học tập và việc làm của sinh viên ngành Biến đổi Khí hậu và Phát triển Bền vững

20.04.2020

Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội là đơn vị đào tạo cử nhân ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững đầu tiên trên cả nước.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra, với những bằng chứng rõ ràng như: nhiệt độ trung bình tăng 0.50C, mực nước biển dâng cao 20 cm so với 50 năm trước; Những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán và bão lụt ... xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ lớn hơn. Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững là cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, triển khai các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ Biến đổi khí hậu trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu, Các Công ước Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh, Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu...

Sinh viên được học tập và hỗ trợ bởi đội ngũ giảng viên có uy tín

Đội ngũ giảng viên của Bộ môn gồm có 01 Phó Giáo sư, 04 Tiến sĩ, 02 Nghiên cứu sinh và 03 Thạc sĩ, đều có kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy những nội dung chuyên sâu về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Hầu hết các giảng viên đều có giáo trình xuất bản, có các công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế (thuộc danh mục Scopus), có kinh nghiệm tổ chức và tham gia các Hội thảo trên nhiều lãnh vực. Đặc biệt, rất nhiều giảng viên của Bộ môn đã tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước: Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, Thái Lan, Úc… đa dạng về chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu về khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ, phù hợp với xu thế đào tạo đại học bằng tiếng Anh hiện nay. Chi tiết: https://www.facebook.com/BMBDKH.PTBV.HUNRE/

Sinh viên được tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ môn và Nhà trường

Từ năm 2014 đến nay, Bộ môn Biến đổi khí hậu & Phát triển bền vững đã và đang tham gia hợp tác với Trường Đại học Yonsei, Hàn Quốc, dưới sự hỗ trợ của KOICA nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho ngành cử nhân và hỗ trợ xây dựng Đề án đào tạo Thạc sĩ ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững.

Sinh viên của Bộ môn có cơ hội:

+ Tiếp cận thư viện sách chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Việt (với khoảng 300 đầu sách chuyên khảo) tại thư viện riêng của Bộ môn;

+ Được học tập tại phòng thực hành với một số trang thiết bị được Đại học Yonsei chuyển giao;

+ Được tham dự các buổi Hội thảo và các lớp học do các Giáo sư đến từ Đại học Yonsei-Hàn Quốc giảng.

 

Ảnh: Buổi tập huấn lần thứ 5 của Đại học Yonsei với giảng viên, sinh viên ngành BĐKH & PTBV.

Sinh viên được đào tạo bài bản và trải nghiệm thực tế

Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững đào tạo đội ngũ cử nhân có kiến thức vững vàng về: (1) Biến đổi khí hậu: Biểu hiện, nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó; (2) Các Công ước Quốc tế và chính sách về biến đổi khí hậu; (3) Truyền thông và giáo dục biến đổi khí hậu; (4)  Phát triển bền vững, Đô thị bền vững, Năng lượng bền vững, Quản lí bền vững, Quản lí rủi ro thiên tai,...

Trong quá trình học tập, một số môn học sẽ được kết hợp với các chuyến đi thực tế đến các địa điểm như Vườn Quốc gia, Các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương...

Ảnh: Sinh viên ĐH3BK đi khảo sát thực địa tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Sinh viên cũng có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và nhiều hoạt động ngoại khóa khác.

Ảnh: Hoạt động cắm trại và văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của sinh viên

Ảnh: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng với sinh viên Bộ môn nhân kỷ niệm 5 năm thành lập Bộ môn.

Sinh viên ra trường có cơ hội việc làm đa dạng trong môi trường năng động

Sinh viên tốt nghiệp ngành Biến đối khí hậu và Phát triển bền vững có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như: các Bộ, Sở, Phòng:  Khoa học Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Trung ương, các tỉnh, thành phố, huyện và các Viện nghiên cứu… cũng như các trạm khí tượng, trung tâm khí tượng, các nhà máy xí nghiệp sản xuất, các công ty tư vấn có liên quan đến đánh giá tác động môi trường, xã hội và biến đổi khí hậu.

Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể tham gia giảng dạy các ngành có liên quan về biến đổi khí hậu, phát triển bền vững cho các trường đại học, cao đẳng hoặc phục vụ trong các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng; hoặc có thể tiếp tục học cao học về chuyên ngành biến đổi khí hậu, Phát triển bền vững, Khí tượng...

Đặc biệt, sinh viên có nhiều cơ hội để làm việc trong môi trường năng động của các tổ chức quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ (NGOs) với số lượng cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững được đăng tuyển thường xuyên trong link đưới đây: http://www.ngocentre.org.vn/jobs

Bài viết khác