Nước và biến đổi khí hậu
Ở một số vùng, hạn hán đang làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như năng suất lao động của người dân. Để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận các dịch vụ vệ sinh và nước bền vững là một chiến lược quan trọng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong những năm tới.
Người dân Somalia rơi vào tình cảnh thiếu nước trầm trọng trong đợt hạn hán năm 2017.
UN Photo/Tobin Jones
Thách thức
Nhiệt độ cao hơn cộng với thời tiết ngày càng cực đoan và khó dự đoán hơn sẽ ảnh hưởng đến tích trữ và phân phối lượng mưa, tuyết, dòng chảy sông và nước ngầm, từ đó làm suy giảm chất lượng nước. Những người có thu nhập thấp, những người vốn dễ bị tổn thương nhất trước mọi mối đe dọa đối với nguồn cung cấp nước có khả năng bị ảnh hưởng nặng nhất.
Lũ lụt xảy ra nhiều hơn và hạn hán nghiêm trọng hơn được dự đoán. Những thay đổi về nguồn nước cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực và sức khỏe người dân, những vấn đề này trong thực tế đã gây ra những làn song tị nạn và bất ổn chính trị.
Những cơ hội
Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thế giới giảm thiểu và thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu. Một góc nhìn tổng quan về nước, sinh quyển và dòng chảy là cần thiết để đưa ra mô hình các hệ thống kinh tế và nông nghiệp bền vững giúp chúng ta giảm tốc độ của biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ chúng ta khỏi các hiện tượng thời tiết cực đoan và thích ứng với các hiện tượng xấu không thể tránh khỏi xảy cùng một lúc.
Thỏa thuận Paris
Thỏa thuận Paris được xây dựng theo Công ước và đây là thỏa thuận đầu tiên vạch ra một mục đích chung cho tất cả các quốc gia thực hiện đó là nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu và thích ứng với các tác động của nó, cũng như hỗ trợ tăng cường các nước đang phát triển. Như vậy, thỏa thuận đã mở ra một chương mới trong nỗ lực khí hậu toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo trong Lễ bế mạc của Hội nghị COP 21, tại Paris, Pháp. UN Photo/Mark Garten
Mục đích chính của Thỏa thuận Paris là tăng cường ứng phó toàn cầu trước nguy cơ biến đổi khí hậu bằng cách giữ cho nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này tăng dưới 2oC so với mức trước công. Ngoài ra, thỏa thuận này nhằm tăng cường khả năng của các quốc gia đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng này, các nguồn lực tài chính, công nghệ mới và đào tạo nâng cao năng lực sẽ được đưa ra để hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước dễ bị tổn thương nhất nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với mục tiêu quốc gia của họ. Thỏa thuận cũng quy định về tính minh bạch của hành động và hỗ trợ thông qua một khung làm việc minh bạch.
Nguồn: Cục Biến đổi khí hậu
- Tuần lễ biển đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2020: Đổi mới vì một đại dương bền vững.31.05.2020
- Đánh giá Chiến lược và kế hoạch quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu.27.05.2020
- Thông báo lịch thi học kì II năm học 2019-202027.05.2020
- Giáo dục Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững trong trường đại học: Tại sao lại quan trọng.17.05.2020
- Thông báo: v/v tổ chức tốt nghiệp cho các hệ đào tạo chính quy Đợt 2 – tháng 6 năm 2020.10.05.2020
- Thông báo: V/v tổ chức học các môn kỹ năng mềm thuộc học phần tự chọn đối với sinh viên đại học khóa ĐH6 (Đợt 1 - Học kỳ 2 năm học 2019 - 2020)07.05.2020
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố phương án tuyển sinh năm 202028.04.2020
- Cục Biến đổi khí hậu thông báo tuyển dụng viên chức năm 202027.04.2020
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 202025.04.2020
- Thông báo hỗ trợ giảm học phí học kỳ II năm học 2019 – 2020 cho sinh viên, học viên của Nhà trường do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-1925.04.2020
- Cơ hội học tập và làm việc ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững25.04.2020
- Bảo vệ hệ thống khí hậu cho hành tinh xanh25.04.2020